7 thg 8, 2013

Chữa bệnh còi xương: Trẻ bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi và phốtpho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương). Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi-phốtpho. Những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ...

Câu Hỏi Thường Gặp - Zinciamin



Bệnh còi xương ở trẻ em ?
Trẻ bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi và phốtpho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương). Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi-phốtpho. Những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.

Trẻ bị còi xương là do thiếu hụt vitamin D

Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị còi xương ?
- Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ.
- Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.
- Các biểu hiện ở xương: Thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.
- Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: Chuỗi hạt sườn, nhô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.
- Răng mọc chậm, trương lực cơ nhão, táo bón.
- Chậm phát triển vận động: Chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…


- Trong trường hợp còi xương cấp tính: Trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu.

Bố mẹ nên thận trọng trước những dấu hiệu này của bé


Những trẻ nào dễ có nguy cơ bị còi xương ?
- Trẻ sinh non, sinh đôi; Trẻ nuôi bằng sữa bò; Trẻ quá bụ bẫm; Trẻ sinh vào mùa đông. Các bà mẹ cần phân biệt: Bệnh còi xương và còi cọc.
- Trẻ còi cọc: Trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm còi xương hoặc không.
- Bệnh còi xương: Có thể gặp ở cả những trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về canxi, phốtpho cao hơn trẻ bình thường.

Chữa bệnh suy dinh dưỡng và chữa bệnh còi xương thường đi với nhau

Cần phải làm gì khi trẻ bị còi xương ?
- Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10-15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa lý liệu pháp các bệnh viện. Bởi vì dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phốtpho. Ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.

Cho trẻ tắm nắng hàng ngày

- Cho trẻ uống vitamin D 4000 Ul/ngày trong 4-8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000-10.000 Ul/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 Ul/ống, 3 tháng tiêm nhắc lại một lần trong năm đầu tiên.
- Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: Canxi B1-2-6 từ 1-2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1-2 thìa cà phê/ngày.

Cho trẻ nhai hoặc uống Cốm Zinciamin để bổ xung ngay vitamin D và Canxi

Chế độ ăn uống
- Cho trẻ bú mẹ.
- Ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: Sữa
, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày. Cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương.
- Cho thêm dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: Vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.

Bổ xung thực phẩm có chứa nhiều canxi cho bé

Phương pháp phòng và chống bệnh còi xương ở trẻ em
- Khi có thai, người mẹ phải có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Để tránh bị sinh non, có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 200.000Ul.
- Sau sinh, cả mẹ và con không nên ở trong phòng tối và kín, phòng ở thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.
- Sau khi sinh 2 tuần, cho trẻ ra tắm nắng 15-20 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ).
- Khi trẻ ăn bổ sung: Cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: Sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và dầu mỡ.


Phương pháp phòng chống bệnh ngay khi mẹ mang thai và sau khi sinh

Hạ sốt cho trẻ:  Không nên: Không nên mặc quần áo cho bé dày quá hoặc mỏng quá. Trẻ cần mặc quần áo ít hơn so với người lớn. Mặc quần áo quá dày có thể làm bé đổ nhiều mồ hôi trộm khi ngủ rất dễ dẫn tới cảm lạnh. Không nên bật điều hòa ở nhiệt độ thấp, không đột ngột ra - vào phòng có gắn máy điều hòaLúc đó nhiệt độ ở trong phòng lạnh nhưng bên ngoài lại quá nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa trong phòng và ngoài trời sẽ làm cơ thể không thích ứng kịp khi từ trong phòng ra ngoài hoặc ngược lại...
Lời Khuyên Bổ Ích - Cảm Xuyên Hương



Không nên:
- Không nên mặc quần áo cho bé dày quá hoặc mỏng quá. Trẻ cần mặc quần áo ít hơn so với người lớn. Mặc quần áo quá dày có thể làm bé đổ nhiều mồ hôi trộm khi ngủ rất dễ dẫn tới cảm lạnh.


Không nên mặc quần áo cho bé quá dày hoặc quá mỏng
- Không nên bật điều hòa ở nhiệt độ thấp, không đột ngột ra- vào phòng có gắn máy điều hòaLúc đó nhiệt độ ở trong phòng lạnh nhưng bên ngoài lại quá nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa trong phòng và ngoài trời sẽ làm cơ thể không thích ứng kịp khi từ trong phòng ra ngoài hoặc ngược lại


Không nên bật điều hòa ở nhiệt độ thấp
- Không uống nhiều nước đá, không ăn thức ăn quá lạnh.
- Không để quạt điện thổi thẳng vào người, không bật quạt lúc đi nằm sau khi vừa tắm xong. Không nên tắm nước lạnh vào buổi tối.
Không để quạt thổi thẳng vào người
Nên
 Nên để nhiệt độ trong phòng không cách biệt quá 50C đối với nhiệt độ bên ngoài
- Uống đủ nước khi làm việc hay đi học trong những ngày nắng nóng.
- Duy trì độ ẩm nhà ở 60% vì với trẻ nhỏ niêm mạc mũi họng rất nhạy cảm. Nếu niêm mạc mũi của trẻ bị khô bởi không khí thì các virut cúm rất dễ dàng xâm nhập.


Duy trì độ ẩm trong nhà tầm 60%
- Tắm gội hàng ngày, tránh để ngứa ngáy, khó chịu di bụi bặm, mồ hôi ứ đọng, nhất là với trẻ em. Thay quần áo mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi.


Vệ sinh hàng ngày cho bé
Chế độ dinh dưỡng
 Mẹ hãy tăng cường cho bé chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tăng sức đề kháng. Cho bé ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C tự nhiên như: cam, chanh, bưởi, cà chua, quit, su hào, xà lách, giá đậu, … sẽ giúp bé tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại tình trạng dễ bị virut ( nhất là nhóm Rhinovirut) và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể vừa gây ra cảm vừa gây các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.


Tăng cường chế độ ăn dinh dưỡng cho bé
 Mỗi sáng , mẹ nên cho bé uống nước quất mật ong và súc miệng bằng nước muối loãng mỗi tối để phòng ngừa đau họng. Hàng ngày mẹ cho bé uống đủ lượng nước để phòng mất nước trong mùa hè có thể khiến cơ thể mệt mỏi.

- Để hạ sốt cho trẻ cũng như ho, sổ mũi, đau đầu hãy cho trẻ dùng Cảm Xuyên Hương ngay nhé

Chữa bệnh cảm lạnh cho bé: Cốm Cảm Xuyên Hương Yên Bái được sản xuất trong dây truyền hiện đại GMP- WHO đông dược, được quản lý chất lượng đồng bộ và giám sát  chặt chẽ từ khâu tuyển chọn nguyên liệu, qui trình bào chế tới các khâu bảo quản, lưu thông, phân phối. Đặc biệt, nguyên liệu làm thuốc được tuyển chọn kĩ lưỡng, đảm bảo nguyên liệu sạch, an toàn, không chứa hóa chất bảo quản và thuốc bảo vệ thực vật, chuyên chữa bệnh cảm lạnh cho bé...

Thông Tin Sản Phẩm - Cảm Xuyên Hương



Cốm Cảm xuyên hương
  Công thức cho 1 đơn vị đóng gói nhỏ nhất ( gói 2g):
Xuyên khung
Rhizoma Ligustici wallichii
600 mg
Bạch chỉ
Radix Angelicae dahuricae
700 mg
Hương phụ
Rhizoma Cyperi
600 mg     
Quế chi
Ramulus Cinnamomi
100
Sinh khương
Rhizoma Zingiberis
25 mg
Cam thảo bắc
Radix Glycyrrhizae
25 mg
Tá dược (Nipazin, Nipazol, Saccharin, Na CMC, Lactose, Glucose ) vđ - 2g
 
              
   Dạng bào chế: Thuốc cốm.

Cảm Xuyên Hương có thành phần từ thảo dược thiên nhiên
  Quy cách đóng gói: 2g/gói, 20 gói+ 1 tờ HDSD/ hộp.
  Chỉ định: Điều trị các trường hợp cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi do cảm lạnh.
Cốm Cảm Xuyên Hương chữa bệnh cảm lạnh, cảm cúm: sổ mũi, đau đầu, sốt cho bé

  Liều dùng – Cách dùng:
Liều dùng:
+ Trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi: 1 gói/lần, ngày 2 lần.
+ Trẻ em từ 1-5 tuổi: 1 gói/lần, ngày 3 lần.
+ Trẻ em từ 5-10 tuổi: 2 gói/lần, ngày 2 lần.
Cách dùng: Nhai cốm trực tiếp hoặc hoà cốm với nước ấm rồi uống.

Cảm Xuyên Hương mùi thơm ngon có thể nhai Cốm trực tiếp hoặc hòa với nước
  Chống chỉ định: Không dùng cho người đang chảy máu và phụ nữ có thai.
• Tác dụng không mong muốn: Chưa có tài liệu nào nói về tác dụng không mong muốn của thuốc.
  Kiêng kỵ, tương tác: Không.
  Bảo quản: Nơi khô mát.
  Tiêu chuẩn: TCCS
  Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
• Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sỹ. Thông báo bác sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
Cốm Cảm Xuyên Hương yên bái được sản xuất trong dây truyền hiện đại GMP- WHO đông dược, được quản lý chất lượng đồng bộ và giám sát  chặt chẽ từ khâu tuyển chọn nguyên liệu, qui trình bào chế tới các khâu bảo quản, lưu thông, phân phối. Đặc biệt, nguyên liệu làm thuốc được tuyển chọn kĩ lưỡng, đảm bảo nguyên liệu sạch, an toàn, không chứa hóa chất bảo quản và thuốc bảo vệ thực vật
Chữa cảm cúm cho bé:      
Tại sao lại nói Cốm Cảm Xuyên Hương Yên Bái là sản phẩm truyền thống lâu đời? Cốm Cảm Xuyên Hương Yên Bái là sản phẩm dựa trên bài thuốc bài thuốc cảm đông dược truyền thống gần 40 năm của các thầy thuốc vùng miền núi phía Bắc. Là bài thuốc đã được khẳng định về mặt chất lượng và thương hiệu qua các sản phẩm dưới dạng viên nén, viên nang chuyên chữa cảm cúm cho bé...
Câu Hỏi Thường Gặp - Cốm Cảm Xuyên Hương




Câu 1: Cốm Cảm Xuyên Hương Yên Bái được sử dụng trong trường hợp nào?
Trả lời:
Cốm Cảm xuyên Hương Yên Bái được dùng khi bị cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi do cảm lạnh.

Cốm Cảm Xuyên Hương chữa cảm cúm cho bé

Câu 2: Cách dùng của Cốm Cảm Xuyên Hương Bên Bái?
Trả lời:
Nhai cốm trực tiếp hoặc hoà cốm với nước ấm rồi uống. Tốt nhất là nên uống cách bữa ăn 30 phút trước hoặc sau khi ăn.

Liều dùng:
+ Trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi: 1 gói/lần, ngày 2 lần.
+ Trẻ em từ 1-5 tuổi: 1 gói/lần, ngày 3 lần.
+ Trẻ em từ 5-10 tuổi: 2 gói/lần, ngày 2 lần.

Cốm Cảm Xuyên Hương thơm ngon cho bé nhai trực tiếp hoặc hòa với nước
Câu 3: Tại sao lại nói Cốm Cảm Xuyên Hương Yên Bái là sản phẩm truyền thống lâu đời?
Trả lời:
Cốm Cảm Xuyên Hương Yên Bái là sản phẩm dựa trên bài thuốc bài thuốc cảm đông dược truyền thống gần 40 năm của các thầy thuốc vùng miền núi phía Bắc. Là bài thuốc đã được khẳng định về mặt chất lượng và thương hiệu qua các sản phẩm dưới dạng viên nén, viên nang.


Cốm Cảm Xuyên Hương có nguồn gốc từ bài thuốc đông dược của vùng miền núi phí Bắc

Câu 4: Tại sao là dạng cốm mà không là dạng khác?
Trả lời:
Dạng cốm dễ hấp thu hơn các dạng viên khác, nên tác dụng nhanh hơn
Dạng cốm không quá ngọt như siro uống không khé cổ, được điều vị tốt hơn rất dễ uống.
Dạng cốm có thể ăn trực tiếp hoặc hòa với nước rất thích hợp cho trẻ em
Dạng cốm ta có thể có hàm lượng cao hơn các dạng viên khác, tác dụng mạnh hơn.

Cảm Xuyên Hương có dạng cốm với nhiều ưu điểm vượt trội

Câu 5: Tại sao Cốm Cảm xuyên hương Yên Bái được đóng trong túi PE 5 lớp mà không phải lọ nhựa?
Trả lời:
Gói PE 5 lớp giúp bảo quản tốt hơn với nhiệt độ và độ ẩm, tránh ánh sáng
Gói PE an toàn tránh tương tác giữa thành phần thuốc với thành phần bao bì
Gói PE nhẹ, tránh đổ vỡ và vận chuyển dễ dàng
Gói PE phân liều chính xác hơn, gọn nhẹ có thể đem trong túi, cặp khi đi làm hoặc đi học mà không sợ đổ, vỡ

Cốm Cảm Xuyên Hương Yên Bái được đống trong túi PE 5 lớp

Câu 6: Tại sao trong thành phần Cốm Cảm Xuyên Hương Yên Bái là quế chi chứ không phải quế nhục:
Trả lời:
Quế chi: vị cay ngọt, tính ấm, chữa bệnh cảm lạnh và tê thấp chân tay đau buốt.  
Quế nhục: vị ngọt cay, tính nóng, thông huyết mạch, làm mạnh tim, tăng sức nóng, chữa các hôn mê, tim yếu và bệnh dịch tả nguy cấp.
Vì vậy trong đông y trị cảm lạnh thì dùng quế chi (không dùng quế nhục)